Tin tức - sự kiện
Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gạch ốp lát thế giới năm 2019 2020
Ấn bản năm thứ 8 “Sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát thế giới” do Phòng Nghiên cứu MECS/Acimac thực hiện đã được phát hành vào tháng 10/2020. Tài liệu bao gồm 260 trang biểu đồ, bảng và các bài phân tích cung cấp chi tiết về các xu hướng trong 10 năm vừa qua đến năm 2019 về ngành, thị trường, tiêu thụ bình quân đầu người và dòng xuất khẩu ở các khu vực địa lý vĩ mô và những nước sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và nhập khẩu gạch ốp lát lớn nhất thế giới.
Do tính chất đặc biệt của năm 2020, một năm mà hầu như tất cả các công ty trong ngành gốm sứ toàn cầu đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe vì đại dịch Covid-19, ở phần cuối của bài viết này cũng sẽ đưa ra những dự báo phát triển cuối năm.
1) Trong khi năm 2018 lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm về sản lượng và tiêu thụ gạch ốp lát toàn cầu, xu hướng tiêu cực tiếp tục diễn ra trong năm 2019. Ngược lại, dòng xuất nhập khẩu vẫn giữ ở mức tích cực nhưng tăng trưởng cũng chỉ +1%.
2) Năm 2019, sản lượng gạch ốp lát thế giới giảm xuống còn 12.673 triệu m2, giảm -3,7% so với 13.157 triệu m2 của năm 2018
Cũng giống như năm trước, sản lượng tại khu vực châu Á giảm thêm 5%, giảm từ 8,980 triệu m2 xuống còn 8,532 triệu m2, tương đương 67,3% tổng sản lượng gạch ốp lát toàn cầu. Sự sụt giảm này phần lớn là do khối lượng sản xuất tại Trung Quốc giảm mạnh. Tổng sản lượng của lục địa châu Âu đạt 1.874 triệu m2 (chiếm 14,8% tổng sản lượng toàn thế giới).
3) Năm 2019, tiêu thụ gạch ốp lát thế giới giảm từ 12.902 xuống còn 12.375 triệu m2 (-4,1% tương đương mức giảm khoảng 500 triệu m2). Sự sụt giảm lớn nhất là ở châu Á, nơi nhu cầu giảm xuống còn 7.995 triệu m2 (-6,3%), tương đương chiếm 64,6% trong tổng tiêu thụ toàn cầu. Đối với châu Âu, tiêu thụ tăng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (từ 1.009 lên 1.021 triệu m2, +1,2%) nhưng giảm -10% ở các nước ngoài EU (từ 563 xuống còn 506 triệu m2).
Lượng tiêu thụ gần như ổn định ở khu vực châu Mỹ với 1.257 triệu m2 (+0,7%) ở Trung và Nam Mỹ và 544 triệu m2 (-3,7%) ở Bắc Mỹ. Nhu cầu ở châu Phi tăng mạnh lên 1.002 triệu m2 (+7,2%), tiếp tục vượt xa năng lực sản xuất của châu lục này.
4) Trong năm 2019, xuất khẩu gạch ốp lát thế giới chỉ tăng 31 triệu m2 so với năm 2018, đạt 2.837 triệu m2 (+1,1%). Con số này là kết quả tổng hợp từ sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc (giảm 75 triệu m2) và sự tăng trưởng ở hầu hết các nước xuất khẩu lớn khác, đặc biệt là Ấn Độ (tăng 86 triệu m2). Xét theo khu vực vĩ mô, xuất khẩu từ châu Á tăng lên 1.447 triệu m2 (+1,5%), chiếm 51% tổng xuất khẩu toàn thế giới.
5) Đối với xu hướng xuất khẩu của các châu lục hoặc khu vực địa lý vĩ mô khác nhau, Liên minh châu Âu vẫn là khu vực tập trung mạnh nhất trên thị trường quốc tế với tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 68,3% lên 70,6% tổng sản lượng. Tất cả các khu vực khác đều bị tụt lại phía sau: các nước châu Âu không thuộc EU xuất khẩu 33% tổng sản lượng (so với 28% của năm trước), Bắc Mỹ chiếm 13,6%, Nam Mỹ 12,6%,khu vực châu Á 17% và châu Phi 11,6%. Xu hướng xuất nhập khẩu vẫn ổn định qua các năm, khẳng định xu hướng khu vực sản xuất gạch ốp lát gần với thị trường tiêu thụ.
Lượng xuất khẩu toàn thế giới chiếm 22,4% tổng sản lượng và 22,9% tổng tiêu thụ toàn cầu, với hơn một nửa tiêu thụ (61,2%) bao gồm hàng xuất khẩu được vận chuyển trong cùng khu vực sản xuất (ví dụ, 76,2% tổng hàng xuất khẩu của Nam Mỹ vẫn ở trong khu vực Nam Mỹ, 81,8% hàng xuất khẩu của Bắc Mỹ được bán trong khu vực NAFTA và 68,3% hàng xuất khẩu của châu Á được chuyển đến các nước châu Á khác). Liên minh châu Âu vẫn là ngoại lệ như trước đây với 46% lượng hàng hóa xuất khẩu được xuất sang các thị trường ngoài EU.
Phân tích này được xác nhận bởi thực tế là tỷ trọng sản xuất và tiêu dùng của thế giới có xu hướng tương tự nhau ở mỗi châu lục. Nói cách khác, châu Á chiếm 67,3% tổng sản lượng và chiếm 64,6% tổng tiêu thụ toàn thế giới, châu Âu (EU + các nước ngoài EU) lần lượt là 14,8% và 12,4%, châu Mỹ là 11,9% và 14,6%, và châu Phi là 6% và 8%.
(xem chi tiết trong Tạp chí số 108/2020).
- Vụ kiện giữa Torrecid Việt Nam và Công ty KS và VLXD Trung Nguyên
- Chính phủ Indonesia đánh thuế chống bán phá giá 17% đối với sản phẩm gạch men
- EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với gạch men từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ
- Tăng thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng từ 10 đến 30%
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gạch ốp lát thế giới
- Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021
- Viglacera chuyển mình tăng tốc trong đại dịch
- Thị trường thiết bị vệ sinh vàng thau lẫn lộn
- Thị trường gạch ốp lát Hàng nội vẫn chiếm ưu thế
- Tổng Công ty Viglacera 47 năm không ngừng phát triển lớn mạnh
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam năm 2020 và 2021
- Danh sách các FTA Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia
- Công ty Gạch Granit Nam Định khánh thành dây chuyền sản xuất gạch granit cao cấp
- TTC bứt phá trở thành top 2 doanh nghiệp VLXD tăng trưởng nhanh nhất VN 2021
- Công ty CMC vươn lên trong đại dịch Covid
- Tập đoàn Vitto: Ấn tượng thương hiệu quốc gia Việt Nam
- Viện Vật liệu xây dựng: Đơn vị nghiên cứu đầu ngành vượt khó
- Đồng Tâm Group khai trương Trung tâm giới thiệu sản phẩm mới tại Pleiku
- Viglacera khai trương Eurotile Center Nam Định
- TOKO Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu
tin nổi bật
- Vụ kiện giữa Torrecid Việt Nam và Công ty KS và VLXD Trung Nguyên
- Chính phủ Indonesia đánh thuế chống bán phá giá 17% đối với sản phẩm gạch men
- EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với gạch men từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ
- Tăng thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng từ 10 đến 30%
- Viglacera mua lại Bạch Mã, đổi tên thành Nhà máy Viglacera Mỹ Đức 2
- Catalan đánh dấu 15 năm hình thành và phát triển với BST Centurion 100
- Mikado tổ chức lễ đốt lửa lò nung vận hành dây chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp tại Thừa Thiên Huế
- VIBM ban hành các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật về vật liệu xây dựng