Tạp chí GSXD
Tình hình xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới
Lưu lượng nhập khẩu/xuất khẩu sứ vệ sinh thế giới tăng 53% từ 2,16 triệu lên 3,3 triệu tấn trong giai đoạn 2010-2020, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là +4,3%. Xu hướng tăng trưởng tích cực kéo dài gần như cả thập kỷ đã dừng lại vào năm 2020, năm đại dịch hoành hành trên khắp thế giới, khi xuất khẩu giảm -5% so với năm 2019. Trên thực tế, sự suy thoái này được quan sát thấy ở tất cả các khu vực sản xuất.
Châu Á tiếp tục củng cố vị thế là nhà xuất khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới, duy trì tỷ trọng xuất khẩu trên thế giới ở mức 62,6% mặc dù có giảm -4,8% xuống 2,1 triệu tấn. Sự sụt giảm này là kết quả tổng hợp suy giảm của tất cả các nhà xuất khẩu lớn ở châu Á, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
Xuất khẩu từ Liên minh châu Âu, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, cũng giảm -9,7% xuống còn 489.000 tấn. Mức tăng +6,5% được ghi nhận ở Ba Lan (nước này đã trở thành nhà xuất khẩu sứ vệ sinh lớn nhất EU với 83.000 tấn) không đủ bù đắp cho sự sụt giảm ở Đức (-5,6%) và Bồ Đào Nha (-19,8%). Khu vực duy nhất trên hành tinh vẫn duy trì mức xuất khẩu sứ vệ sinh tích cực là Bắc Mỹ (NAFTA), đạt 368.000 tấn (tăng +0,7% so với năm 2019), hầu như toàn bộ được xuất khẩu từ Mexico. Sau một thập kỷ tăng trưởng ổn định, đến năm 2020, xuất khẩu từ các nước châu Âu không thuộc EU cũng lần đầu tiên giảm nhẹ (-0,8% xuống 235.000 tấn), mặc dù xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng khá mạnh. Tiếp theo là Nam Mỹ (79.000 tấn, -9,2%) và Châu Phi (64.000 tấn, -14,5%), cả hai đều ghi nhận mức xuất khẩu giảm.
Nhìn tổng thể giai đoạn 10 năm cho thấy bức tranh rõ ràng về sự phát triển của xuất khẩu trong từng khu vực và đặc biệt có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực châu Á, nơi xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi từ 1,1 lên 2,1 triệu tấn (tăng trưởng hàng năm từ 2020/2010 + 6,5 %). Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của châu Á đã tăng từ 51% vào năm 2010 lên con số hiện tại là 62,6%, giành thị phần từ hầu hết các khu vực khác.
Suy thoái vào năm 2020 khiến xuất khẩu của EU giảm -6,3% so với lượng xuất khẩu năm 2010 và tỷ trọng xuất khẩu thương mại thế giới của khu vực này giảm từ 24,2% xuống 14,8%. Thị phần xuất khẩu khu vực NAFTA giảm từ 12,4% xuống 11% mặc dù xuất khẩu tăng trưởng tổng thể +37% trong thập kỷ. Nam Mỹ, trong năm 2010 chiếm 4,6% tổng xuất khẩu thế giới, đã chứng kiến thị phần giảm xuống còn 2,4% sau khi giảm đến 21% về lượng trong khoảng thời gian 10 năm vừa qua. Ngoại lệ duy nhất là các nước châu Âu không thuộc EU và châu Phi. Các nước châu Âu không thuộc EU chứng kiến tỷ trọng trong thị phần xuất khẩu thế giới tăng từ 6,1% lên 7,1% giai đoạn 10 năm nhờ lượng xuất khẩu tăng 78%, trong khi xuất khẩu của châu Phi tăng 79% trong cả thập kỷ, nâng tỷ trọng thương mại toàn cầu từ 1,7% lên 1,9%.
Bảng xếp hạng 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới năm 2020 cho thấy Ý rớt ra khỏi Top và Nga nhảy lên vị trí thứ 10 (tăng +3,9% so với năm 2019), trong khi một số quốc gia khác có sự thay đổi vị trí chút ít. Chỉ có 3 quốc gia có lượng xuất khẩu sứ vệ sinh tăng so với năm 2019. Trung Quốc tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng năm 2020 với 1,70 triệu tấn (tăng hơn nhiều so với 902.000 tấn năm 2010, tương đương tỷ lệ tăng hàng năm là +6,5%), mặc dù lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm (giảm -2,8% so với năm 2019). Riêng Trung Quốc đã chiếm 82% tổng xuất khẩu của châu Á và chiếm tới 59% tổng xuất khẩu của toàn thế giới.
Mexico, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai với 11,6% thị phần xuất khẩu toàn cầu, đã giảm -0,8% lượng xuất khẩu trong năm 2020 xuống 333.000 tấn, một lần nữa chấm dứt xu hướng tăng trưởng kéo dài cả thập kỷ. Mặc dù giảm -13,9% so với năm 2019 xuống 172.000 tấn, Ấn Độ vẫn ở vị trí thứ ba, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 166.000 tấn (tăng +0,9% so với năm 2019) và Thái Lan, trong khi Ba Lan vượt qua Bồ Đào Nha, Đức và Việt Nam để giữ vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng. Nhìn chung, 10 quốc gia xuất khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Một phân tích về xu hướng nhập khẩu năm 2020 đến các châu lục khác nhau không chỉ xác nhận một điều rằng châu Á, Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu là ba khu vực chiếm phần lớn nhập khẩu sứ vệ sinh mà còn cho thấy các khu vực này gần như ngang nhau về lượng nhập khẩu: Bắc Mỹ với 986.000 tấn (chiếm 29,8% tổng nhập khẩu toàn cầu, +1,9% so với năm 2019); Châu Á đạt 890.000 tấn (chiếm 26,9% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu, -8,9% so với năm 2019); và EU là 837.000 tấn (chiếm 25,3% trong tổng nhập khẩu toàn cầu, -8,4% so với năm 2019).
Lượng nhập khẩu vào châu Phi (-7,8%) và Nam Mỹ (-9,3%) đều giảm, trong khi nhập khẩu từ các nước châu Âu không thuộc EU tăng +10%.
Bảng xếp hạng năm 2020 của 10 quốc gia nhập khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới hầu như không thay đổi so với năm trước. Chỉ có hai trong số mười quốc gia (Mỹ và Ả Rập Xê-út) ghi nhận mức tăng nhập khẩu. Nhìn chung, mười nước nhập khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới chiếm 53% tổng lượng nhập khẩu sứ vệ sinh toàn cầu (1,75 triệu tấn). Năm 2020, Mỹ một lần nữa là nước nhập khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới với 837.000 tấn (tăng +2,3% so với năm 2019). Nước này giữ vị trí dẫn đầu cách biệt khá xa so với tất cả các nước nhập khẩu khác với tỷ trọng chiếm 25,3% tổng nhập khẩu thế giới, cũng như gần phần lớn lượng nhập khẩu toàn khu vực NAFTA (85%). Điều này đánh dấu sự liên tiếp một kỷ lục lâu dài khi năm 2010 Mỹ nhập khẩu hơn 500.000 tấn, chiếm 23% tổng nhập khẩu toàn thế giới.
Đức vẫn ổn định ở vị trí thứ hai với lượng nhập khẩu là 144.000 tấn (giảm -4,1% so với năm 2019), tiếp theo là Vương quốc Anh (118.000 tấn, -17,5%), Hàn Quốc (127.000 tấn, -10,8%), Pháp (125.000 tấn, -7,5 %), Canada (107.000 tấn, -0,4%), cuối cùng là Tây Ban Nha và Nigeria. Ả Rập Xeut đi ngược xu hướng giảm với lượng nhập khẩu tăng trưởng hai con số (82.000 tấn, +11,4%), trong khi Ấn Độ giảm tới -31% (46.000 tấn).
Ấn Độ và Đức đều nằm trong bảng xếp hạng 10 nước xuất khẩu và 10 nước nhập khẩu sứ vệ sinh hàng đầu thế giới. Ấn Độ là nước xuất siêu (nhập khẩu 46.000 tấn và xuất khẩu 172.000 tấn), trong khi Đức là nước nhập siêu (nhập khẩu 144.000 tấn và xuất khẩu 76.000 tấn).
Một vấn đề quan tâm cuối cùng là phân tích các điểm đến xuất khẩu chính đối với những khu vực sản xuất sứ vệ sinh thế giới. Bốn trong số bảy khu vực xuất khẩu phần lớn hàng hóa trong cùng khu vực địa lý hoặc lục địa: 96,6% hàng hóa xuất khẩu của Bắc Mỹ vẫn nằm trong khu vực NAFTA; 98% xuất khẩu của Châu Đại Dương vẫn ở Châu Đại Dương; 84% hàng xuất khẩu của Liên minh châu Âu được bán tại các thị trường EU; và 73,6% hàng xuất khẩu của Nam Mỹ được chuyển đến các nước Mỹ Latinh khác. Ở một chiều hướng khác, 88% hàng xuất khẩu từ châu Âu không thuộc EU được bán ở các khu vực khác, đặc biệt là EU (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ). Tương tự như vậy, 70% hàng xuất khẩu của châu Phi được bán bên ngoài châu Phi và châu Á xuất khẩu 57% hàng ra bên ngoài lục địa châu Á nhờ khả năng tiếp cận hầu hết các khu vực trên thế giới của Trung Quốc và Ấn Độ.
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 123 quý II năm 2024
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 122 quý I năm 2024
- Xuất nhập khẩu gốm sứ Trung Quốc năm 2023
- Tình hình xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới năm 2022 và 2023
- Top 30 công ty sản xuất sứ vệ sinh lớn nhất thế giới năm 2023
- Top 25 tập đoàn sản xuất gạch ốp lát lớn nhất thế giới năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 121 quý IV năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 120 quý III năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 119 quý II năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 118 quý I năm 2023
- Tình hình ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam năm 2022 và những thách thức năm 2023
- Tình hình xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới
- Xuất khẩu gạch ốp lát Ấn Độ tăng mạnh
- Nhìn lại ngành gốm sứ Trung Quốc năm 2022
- Tình hình hoạt động kinh doanh của các nước sản xuất gốm sứ lớn trên thế giới
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 117 quý IV năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 116 quý III năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 115 quý II năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 114 quý I năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 113 cuối năm 2021
tin nổi bật
- Mỹ nộp đơn khởi kiện chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với gạch ốp lát Ấn Độ
- Tập đoàn VTHM tự hào lọt Top 10 DN vào vòng chung kết sáng kiến ESG Việt Nam 2024
- Các công ty lọt Top 10 DN đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024 ngành VLXD
- Hiệp hội và các doanh nghiệp tham dự triển lãm Uniceramics Expo Phật Sơn 2024
- Hiệp hội tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và đề phương hướng hoạt động năm 2024
- Hiệp hội và các doanh nghiệp họp với Thủ tướng tìm giải pháp cho ngành VLXD
- Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng
- Hiệp hội và các doanh nghiệp họp bàn về thị trường Mỹ