Tạp chí GSXD
Tình hình xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới năm 2022 và 2023
Luồng xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới tăng +71,3% từ 2,16 triệu lên 3,7 triệu tấn trong giai đoạn 2010 - 2022, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là +4,6%. Tuy nhiên, xu hướng tích cực tiếp tục diễn ra trong gần như toàn bộ giai đoạn (ngoại trừ năm 2020 do đại dịch) và bị gián đoạn trong năm 2022 với lượng xuất khẩu giảm -5,6% so với năm 2021. Xu hướng tiêu cực này được quan sát thấy ở hầu hết các quốc gia, các khu vực sản xuất và ở các nước xuất khẩu lớn.
Châu Á vẫn là nhà xuất khẩu thiết bị vệ sinh lớn nhất thế giới, tăng thị phần xuất khẩu thế giới lên 66% mặc dù sản lượng giảm -3,5% xuống 2,44 triệu tấn trong năm 2022. Đây là kết quả tổng hợp của sự suy giảm ở hầu hết các nước xuất khẩu lớn ở châu Á, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, ngoại lệ tích cực duy nhất là Iran.
Nhìn lướt qua toàn bộ giai đoạn 12 năm sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng về xuất khẩu đã phát triển như thế nào ở từng khu vực và đặc biệt cho thấy sự tăng trưởng của châu Á, nơi xuất khẩu đã tăng hơn gấp đôi từ 1,1 lên 2,4 triệu tấn (tăng trưởng 2022/ 2010 là +6,9%). Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của châu Á đã tăng từ 51% năm 2010 lên con số hiện tại là 66%, giành được thị phần từ hầu hết các khu vực khác.
Ngược lại, trong giai đoạn này xuất khẩu của EU không thay đổi ở mức 522.000 tấn, với thị phần thương mại thế giới giảm từ 24,2% xuống 14%.
Bảng xếp hạng 10 nước xuất khẩu hàng đầu năm 2022 không mấy thay đổi về vị trí, trong đó Ba Lan từ vị trí thứ 6 lên thứ 5 và Iran từ vị trí thứ 10 lên thứ 9, lần lượt hoán đổi vị trí với Thái Lan và Việt Nam. Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng với lượng xuất khẩu 1,92 triệu tấn (giảm -2,6% so với năm 2021), riêng Trung Quốc chiếm 78% lượng xuất khẩu của châu Á và 52% lượng xuất khẩu của thế giới. Mexico, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai với 8% thị phần xuất khẩu toàn cầu, bị giảm -10,2% về lượng xuống còn 295.000 tấn. Sau mức tăng trưởng rất mạnh năm 2021, Ấn Độ cũng trải qua tình trạng suy giảm, với lượng xuất khẩu giảm từ 264.000 tấn xuống còn 251.000 tấn trong năm vừa qua (-4,9%). Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 187.000 tấn (-8,3%), Ba Lan 91.000 tấn, (+0,2%), tiếp theo là Thái Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Iran và Việt Nam. Nhìn chung, 10 quốc gia xuất khẩu sứ vệ sinh lớn nhất chiếm 84% lượng xuất khẩu toàn cầu.
Bảng xếp hạng top 10 quốc gia nhập khẩu sứ vệ sinh năm 2022 chứng kiến một số thay đổi về vị trí so với năm trước, cũng như sự ra đi của Italy và sự gia nhập của Ảrập Xeut. Nhìn chung, 10 nước nhập khẩu sứ vệ sinh lớn nhất chiếm 50,6% tổng lượng nhập khẩu sứ vệ sinh toàn cầu (1,86 triệu tấn).
Năm 2022, Mỹ một lần nữa là nước nhập khẩu sứ vệ sinh lớn nhất thế giới với 875.000 tấn (giảm -6% so với năm 2021). Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu mạnh mẽ so với tất cả các nước nhập khẩu khác với 23,6% lượng nhập khẩu của thế giới, cũng như gần như toàn bộ (85%) lượng nhập khẩu vào khu vực NAFTA. Điều này đánh dấu sự tiếp nối của cả một giai đoạn khi năm 2010 Mỹ nhập khẩu hơn 500.000 tấn, chiếm 23% tổng lượng nhập khẩu của thế giới.
Đức lên vị trí thứ hai với lượng nhập khẩu gần 150.000 tấn (-3,7% so với năm 2021), vượt qua Hàn Quốc ở mức 141.000 tấn (-9,8%), tiếp theo là Pháp (130.000 tấn, -13,8%), Vương quốc Anh (112.000 tấn, -14,8%), Canada, Tây Ban Nha, Ả Rập Xeut, Việt Nam và Philippines.
Đức và Việt Nam đều nằm trong top 10 nước xuất khẩu và 10 nước nhập khẩu thiết bị vệ sinh hàng đầu, cả hai đều có lượng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu.
Điểm đáng quan tâm cuối cùng là phân tích các điểm đến xuất khẩu chính theo khu vực địa lý sản xuất. Bốn trong số bảy khu vực tiêu thụ phần lớn hàng xuất khẩu trong khu vực địa lý hoặc lục địa của họ: 97% hàng xuất khẩu của Bắc Mỹ vẫn ở khu vực NAFTA; 82% hàng xuất khẩu của Nam Mỹ vẫn ở Mỹ Latinh; 80% hàng xuất khẩu của châu Đại Dương vẫn ở châu Đại Dương; và 78% hàng xuất khẩu của Liên minh châu Âu được bán tại thị trường EU.
Ở một thái cực khác, 85% hàng xuất khẩu từ các nước châu Âu ngoài EU được bán ở các khu vực khác, đặc biệt là EU (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ). Tương tự như vậy, 82% hàng xuất khẩu của châu Phi được bán ra bên ngoài châu Phi và Châu Á bán 58% hàng xuất khẩu của mình bên ngoài lục địa châu Á nhờ khả năng vận chuyển của Trung Quốc đến hầu hết các khu vực trên toàn cầu.
Xem chi tiết số liệu thống kê cụ thể về xuất nhập khẩu sứ vệ sinh trên Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 122 - Quý I/2024
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 124 quý III năm 2024
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 123 quý II năm 2024
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 122 quý I năm 2024
- Xuất nhập khẩu gốm sứ Trung Quốc năm 2023
- Top 30 công ty sản xuất sứ vệ sinh lớn nhất thế giới năm 2023
- Top 25 tập đoàn sản xuất gạch ốp lát lớn nhất thế giới năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 121 quý IV năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 120 quý III năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 119 quý II năm 2023
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 118 quý I năm 2023
- Tình hình ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam năm 2022 và những thách thức năm 2023
- Tình hình xuất nhập khẩu sứ vệ sinh thế giới
- Xuất khẩu gạch ốp lát Ấn Độ tăng mạnh
- Nhìn lại ngành gốm sứ Trung Quốc năm 2022
- Tình hình hoạt động kinh doanh của các nước sản xuất gốm sứ lớn trên thế giới
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 117 quý IV năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 116 quý III năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 115 quý II năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 114 quý I năm 2022
- Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 113 cuối năm 2021
tin nổi bật
- Tập đoàn VTHM tự hào lần thứ 2 liên tiếp đón nhận Thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạch men Vitto
- Họp báo Triển lãm Triển lãm ASEAN Ceramics and Stone 2024
- Hiệp hội cùng các doanh nghiệp hội viên tham quan và làm việc tại Tecna và Cersaie 2024 Ý
- Viglacera kỷ niệm 50 năm thành lập
- Viglacera lọt Top 10 Thương hiệu xanh 2024
- SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024
- Tưng bừng khai trương Showroom Apodio tại Thanh Hóa
- Mỹ nộp đơn khởi kiện chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với gạch ốp lát Ấn Độ