Ngành công nghiệp gốm sứ Indonesia năm 2012

1/25/2016 11:34:40 AM

Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Indonesia

Chỉ tiêu

2010

2011

Dân số (triệu người)

234,56

237,6

GDP (tỷ USD)

822,631

928,274

Tăng trưởng GDP (%)

6,2%

6,5%

Thu nhập bình quân (USD)

3.507

3.906

Tỷ lệ lạm phát (%)

5,1%

7,1%

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

7,1%

6,7%

Tổng xuất khẩu (tỷ USD)

157,779

203,496

Tổng nhập khẩu (tỷ USD)

135,663

177,435

Các mặt hàng xuất khẩu chính

Dầu và khí đốt, thiết bị điện, gỗ dán, cao su, dệt

Các mặt hàng nhập khẩu chính

Máy móc và thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm

Nguồn: Bộ Thương mại và tài chính toàn cầu Indonesia

Xu hướng tăng trưởng lãi suất tiền vay, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái (đồng Rp/USD) của Indonesia từ 2006 – 2012

Năm

2009

2010

2011

QII/2012

Đơn vị

Lãi suất cho vay

7,15

6,5

6

5,75

%

Tỷ lệ lạm phát

2,8

5,1

7,1

4,3

%

Tỷ giá hối đoái

10.395

9.084

8.775

9.203

%

Chi phí nhân công

841.317

910.754

989.738

1.085.403

Rp/tháng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Indonesia

Xu hướng ngành công nghiệp xây dựng và nhà ở Indonesia 2011 - 2012

Trong năm 2011, ngành công nghiệp xây dựng của Indonesia chứng kiến mức lạm phát khá cao. Tuy vậy xu hướng tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2003 – 2011 trung bình vẫn ở mức 7,6%. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015 ngành này vẫn tiếp tục chịu mức lạm phát cao, tuy nhiên điều đó không giảm tăng trưởng bởi các dự án xây dựng cơ sở giao thông cơ sở hạ tầng năng lượng cũng như các dự án xây dựng công nghiệp liên quan tới ngành khai khoáng.

Bên cạnh đó, chính phủ Indonesia đang xúc tiến những dự án xây dựng đường xá, đường xe lửa và mới đây đã công bố 16 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 32 tỷ USD bao gồm cầu đường, cầu cảng, khu xử lý nước, …

Về thị trường nhà ở, mặc dù kinh tế tăng trưởng mạnh và mức đầu tư cao thế nhưng cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường nhà ở Indonesia, đó là: tỷ lệ lãi suất tiền vay cao, sự hạn chế sở hữu nhà ở của người nước ngoài, chi phí vật liệu xây dựng tăng cao, thuế cao, … Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng tới thị trường nhà ở nói chung và ngành gốm sứ xây dựng nói riêng của Indonesia.

Ngành công nghiệp gốm sứ của Indonesia (Xem chi tiết số liệu về công suất, sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ gốm sứ của Indonesia trên Tạp chí Gốm sứ xây dựng số 74 tháng 7/2012)

Năm 2011, mặc dù có nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước, tuy nhiên sản xuất gốm sứ của Indonesia vẫn đạt được kết quả khả quan, cả ba lĩnh vực đều khai thác được trên 90% công suất.

Năm 2011 Indonesia tăng cường xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của nước này đạt 373,2 triệu USD, trong đó sứ gia dụng đứng vị trí hàng đầu với giá trị xuất khẩu đạt 122,7 triệu USD, tiếp theo là gốm sứ kỹ thuật 110,3 triệu USD, gạch ốp lát đạt gần 100 triệu USD, sứ vệ sinh 23,68 triệu USD. Thị trường lớn nhất của Indonesia là Mỹ (19%), các nước Asean (9,4%), Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, EU, Australia, Đài Loan, … Riêng trong năm 2011, xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 70 triệu USD, Nhật Bản đạt trên 36 triệu USD.

Tuy nhiên, nhập khẩu gốm sứ của Indonesia cũng khá cao với kim ngạch nhập khẩu năm 2011 llà 296,95 triệu USD, trong đó nổi bật là Trung Quốc (63,6%) với 188,8 triệu USD, Việt Nam (4,7%) đạt 13,9 triệu USD, Nhật Bản (4,5%), Thái Lan (4%), …

Những khó khăn thách thức của ngành gốm sứ Indonesia

Hiện nay vấn đề cung cấp khí đốt đang là bài toán nan giải của ngành công nghiệp gốm sứ Indonesia vì đây là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất. Những năm trước đây ngành gốm sứ được Chính phủ ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi về năng lượng để phát triển ngành. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng năng lượng cho các ngành khác ngày càng tăng để đáp ứng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Do đó giá gas ngày càng tăng cao, buộc các nhà sản xuất gốm sứ phải tìm giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, điều này đồng nghĩa với việc giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Bên cạnh đó sự bất ổn của tỷ giá hối đoái trong những tháng đầu năm 2012 cũng góp phần tăng chi phí sản xuất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu tới nguyên liệu đầu vào và chi phí năng lượng.

Ngoài ra cơ sở hạ tầng yếu kém cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy chi phí tăng cao.

Một số quy định của Indonesia đối với gốm sứ

-       Kể từ ngày 1/9/2012: Indonesia áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia đối với ngành công nghiệp gốm sứ (gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ gia dụng) – (CV số 46/M-IND/PER/3/2012)

-       Kể từ ngày 9/5/2012: Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng sứ gia dụng nhập khẩu từ Trung Quốc – (CV số 58/PMK.001/2012)

Như vậy, cũng giống như Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhập khẩu cũng như buôn lậu và gian lận thương mại gốm sứ xây dựng từ Trung Quốc, Indonesia cũng đang có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hàng kém chất lượng từ Trung Quốc và bảo vệ thị trường trong nước cũng như quyền lợi người tiêu dùng.

Các bài viết khác