Sử dụng gốm sứ gia dụng an toàn

1/21/2016 3:50:14 PM

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm gốm sứ có nhiều  màu sắc sặc sỡ vì khi sản xuất đã sử dụng loại men và màu có chứa thành phần kim loại nặng (chì và cadmium) là những nguyên tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Đồ sứ gia dụng của Trung Quốc chiếm tới 2/3 thị trường thế giới, trong đó Mỹ và EU. Các nhà xuất khẩu phương Đông phải tuân theo những quy định của EU và Mỹ về “Giới hạn dư lượng Chì và Cad trong đồ sứ đựng thực phẩm”, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt. Ở Việt Nam, gốm sứ gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngoài những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Minh Long 1, Bát Tràng còn có hàng nhập của châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Hàng nhập của châu Âu, Nhật, Hàn quốc mẫu mã đẹp, trang nhã nhưng đắt, còn hàng của Trung Quốc màu sắc sặc sỡ, hoa văn bắt mắt, giá rẻ hơn hàng Việt Nam nên người tiêu dùng thích loại hàng này. Tiêu chí cho phép của dư lượng Chì và Cad trong đồ sứ gia dụng

Nghiên cứu gần đây của Mỹ cho biết dư lượng Pb/Cd không chỉ bị khống chế trong sản phẩm cuối cùng của sứ mà còn cả trong màu để trang trí. Hàm lượng tối đa của Chì và Cad (% khối lượng) là 0,06% cho dư lượng chì và 0,48% cho dư lượng Cad. Hàm lượng tối đa dùng cho màu để trang trí cốc chén sứ phải thấp hơn < 0,02% cho Chì và 0,08% cho Cad.

Theo TS Đỗ Quang Minh - Khoa Vật liệu trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh khuyên không nên dùng các sản phẩm gốm sứ có men chì để đựng thực phẩm.  Về mặt kỹ thuật thì men có chì dễ nóng chảy, chảy đều, màu sắc bóng đẹp, dễ thực hiện. Nếu dùng men không chì thì nhiệt độ nung chảy của men phải trên 12000C, trong khi đó men chì chì cần 8000C là đã chảy hết. Nhiệt độ nung chảy giảm đồng nghĩa với việc tiết kiệm nhiên liệu.

Để an toàn cho người sử dụng, hầu hết sản phẩm sứ (bát đĩa) xuất khẩu đều không trang trí hoa văn trên bề mặt tiếp xúc với thức ăn và đồ uống. Người tiêu dùng không thể tự phân biệt được sản phẩm nào có men chì hay không có chì. Chỉ dựa vào thương hiệu và uy tín của đơn vị sản xuất. Nếu dùng đồ sứ có nhiễm chì để đựng thức ăn, nước uống thì khi nóng, lượng chì trong men tan ra hòa chung với thực phẩm

Tốt nhất là nên dùng đồ sứ màu trắng để đựng thức ăn.
 

Các bài viết khác