Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021

11/22/2021 11:26:50 AM

Từ năm 2020 về trước, năng lực sản xuất được xác định bởi tổng các công suất của các nhà máy sau đầu tư. Công suất các nhà máy sau đầu tư là công suất ký kết giữa nhà cung cấp thiết bị và công nghệ với chủ đầu tư. Một thời gian dài nhiều năm, công suất bàn giao được lựa chọn là sản phẩm 300x300 (mm), 400x400 (mm). Sau đó, khoảng 10 năm gần đây, công suất bàn giao là công suất thực tế theo nhu cầu thị trường do chủ đầu tư đặt hàng với nhà cung cấp thiết bị công nghệ, đó là các loại gạch lát kích thước lớn từ 500x500 (mm) trở lên, các loại gạch ốp kích thước 300x600 (mm) trở lên. Sứ vệ sinh cũng vậy, tỷ lệ sản phẩm bệt và bệt liền khối cũng tăng lên. Chính vì vậy, số m2 gạch ốp lát cung cấp ra thị trường giảm đi vì chiều dày sản phẩm đã tăng lên cùng với việc tăng lên của tấm ốp lát. Tương tự như vậy, số lượng sứ vệ sinh cung ra thị trường cũng giảm đi vì nhu cầu bệt tăng lên.

Tuy nhiên, từ khoảng 10 năm trở lại đây các nhà máy đầu tư mới, tương đương khoảng 400 triệu m2 gạch ốp lát, các công suất hợp đồng đều là công suất với các sản phẩm kích thước thực tế lớn do nhu cầu thị trường, các nhà máy đầu tư cách đây khoảng 10 năm cơ bản không sản xuất các sản phẩm kích thước lớn được nên vẫn duy trì các kích thước 300x300 hoặc 400x400, do đó tổng công suất đầu tư vẫn khoảng 700 – 750 triệu m2/năm tính đến thời điểm năm 2021.

I. Năng lực sản xuất tính đến cuối năm 2020

1. Gạch lát các loại: Năng lực đầu tư khoảng 80% trên tổng số gạch ốp lát, tương ứng 590 – 600 triệu m2/năm.

2. Gạch ốp các loại: Khoảng 20% trên tổng số gạch ốp lát, tương ứng 140 – 150 triệu m2/năm. Như vậy, tổng công suất gạch ốp lát theo thiết kế là 730 – 750 triệu m2/năm (bao gồm cả các loại chiều dày 6mm, 8mm và chủ yếu là 10mm). Công suất thiết kế tuy đạt đến 750 triệu m2/năm, nhưng những năm gần đây chỉ khai thác tối đa được 600 – 650 triệu m2/năm, năm 2021 dự kiến cả năm chỉ khai thác được 60 – 70% công suất, khoảng 450 – 480 triệu m2/năm.

3. Sứ vệ sinh: 19 – 20 triệu sản phẩm/năm.

4. Gạch cotto: 30 – 32 triệu m2/năm.

II. Sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021

1. Sáu tháng đầu năm 2021

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên 6 tháng đầu năm 2021 các nhà máy chỉ sản xuất được 50 – 60% công suất, cụ thể: Tương ứng với gạch ốp lát khoảng 200 – 210 triệu m2/năm, gạch cotto khoảng 10 – 12 triệu m2/năm, sứ vệ sinh khoảng 6 – 7 triệu sản phẩm/năm.

Tuy sản xuất 6 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 50 – 60% sản lượng, nhưng tiêu thụ cũng chỉ đạt 65 – 70% lượng sản xuất ra, nên lượng tồn kho tăng lên bởi ngoài lượng tồn của 6 tháng đầu năm, thì lượng tồn kho khoảng 1 tháng của năm 2020 chuyển sang năm 2021 đã làm cho mức tồn kho của 6 tháng đầu năm 2021 lên 1,5 – 2 tháng sản xuất, tương ứng khoảng 120 – 130 triệu m2 gạch ốp lát và 4 – 5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh.

Tuy chịu ảnh hưởng của Covid nhưng một số công ty vẫn đẩy mạnh sản xuất tới 80 – 85% công suất và tiêu thụ cơ bản hết sản phẩm sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 như Prime, Tasa, Á Mỹ, Viglacera, Mikado, Hoàn Mỹ, Catalan …

2. Quý III/2021

Đây là thời gian khó khăn nhất của toàn ngành. Dịch bệnh bùng phát (ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, đặc biệt là miền Nam, …), giãn cách xã hội được áp dụng ở nhiều địa phương đã tác động lớn đến sản xuất toàn ngành. Có thể nói sản xuất và tiêu thụ đều tê liệt, cụ thể ở miền Bắc các nhà máy chỉ sản xuất được khoảng 50 – 60% công suất, ước đạt 90 – 95 triệu m2/năm với gạch ốp lát và 2 – 2,5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. Lượng tiêu thụ cũng chỉ đạt 70 – 80% lượng sản xuất ra trong quý III, do đó tồn kho lũy kế lại tăng lên.

Quý III/2021 dịch bệnh bùng phát mạnh ở miền Nam nên sản xuất ở đây bị tê liệt vì các địa phương bùng phát dịch bệnh lớn lại là các địa phương chủ yếu sản xuất gốm sứ xây dựng. Có thể nói, sản xuất và tiêu thụ quý III/2021 ở miền Nam là không đáng kể, chỉ đạt khoảng 20 – 30% công suất.

3. Dự kiến quý IV/2021

Đầu quý IV/2021 dịch bệnh của cả nước đã cơ bản được kiểm soát, đặc biệt là miền Bắc. Do đó sản xuất gốm sứ sẽ hồi phục. Dự kiến miền Bắc sẽ đẩy mạnh sản xuất để khai thác khoảng 90% công suất, miền Nam do sụt giảm về nhân lực cũng như chịu ảnh hưởng của nhiều tác động xã hội, nên dự kiến chỉ khai thác được khoảng 60 – 65% công suất, vì vậy cả nước sẽ khai thác khoảng 80 – 85% công suất, tức là đạt khoảng 120 – 130 triệu m2 gạch ốp lát và 3,8 – 4 triệu sản phẩm sứ vệ sinh trong quý IV/2021.

Trong khi chưa có điều kiện khai thác để tối đa năng lực sản xuất ở quý IV, mà quý III sản xuất lại sụt giảm (đặc biệt là ở miền Nam) thì việc đẩy mạnh tiêu thụ là biện pháp phải được chú trọng nhằm tạo đà thuận lợi cho sản xuất và thị trường của năm 2022. Phấn đấu để lượng tồn kho của năm 2021 không vượt quá ½ tháng sản xuất của toàn ngành. Nếu lượng tồn kho của năm 2021 đạt được như trên thì cũng không chứng tỏ sự hấp thụ của thị trường tốt mà chủ yếu là sản xuất của năm 2021 sụt giảm, mặt khác là sự hồi phục của thị trường bất động sản còn chậm trễ.

III. Xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021

1. Xuất khẩu (USD)

6 tháng đầu năm 2021 tuy đều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng mức độ còn hạn chế, nên xuất khẩu vẫn đạt tương đương 6 tháng đầu năm 2020, riêng sứ vệ sinh tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020.

(Xem chi tiết trên tạp chí số 112 số quý IV/2021)

Các bài viết khác