Điện, than "hẹn" nhau tăng giá

1/30/2016 9:10:13 AM
Theo ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, việc tăng giá than cũng là một vấn đề liên quan đến yếu tố khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cùng với đó đẩy mạnh tính cạnh tranh. Tuy nhiên, lộ trình điều chỉnh giá mặt hàng này lại phụ thuộc lộ trình tăng giá điện.
 
 
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng

Giải thích về vấn đề này, ông Thọ cho biết, việc khai thác các mỏ than đang ngày càng khó. Nguyên nhân là qua nhiều năm phát triển thì hiện nay hầu như các mỏ than, đặc biệt là mỏ than Đông Bắc đã khai thác sâu (như mông dương – 250). Vì vậy, để thu hút đầu tư, khuyến khích ngành than phát triển thì công cụ giá rất quan trọng.

Hiện nay, nếu tính theo giá thành khai thác năm 2010 thì giá bán than cho điện mới chỉ bằng 57 – 63% giá thành. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho phát triển ngành than từ nay đến năm 2015 bình quân là 42.000 tỷ đồng/năm. Khối lượng bán than cho điện năm 2010 có chênh lệch khoảng 3.000 tỷ đồng và năm 2011 khoảng 5.000 tỷ đồng
 
 
Với nhu cầu phát triển như trên, nếu không có động thái tăng giá bán than cho điện thì sẽ khó khăn cho ngành trong việc tái đầu tư, ông Thọ nói.

Tuy nhiên lãnh đạo Tập đoàn này cũng thừa nhận rằng, chuyện giá là câu chuyện rất nhạy cảm. Trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thì mục tiêu kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu, nên việc tăng giá sẽ phải báo cáo với Bộ Tài chính để có những bước đi phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Cố gắng tạo ra động lực để phát triển, đảo bảo nguồn thu của Nhà nước, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo có cơ chế phát triển, thu hút đầu tư.

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin ) cũng cho rằng, giá than và các nguyên liệu đầu vào là một bài toán lớn. Chính sách giá năng lượng, muốn phát triển kinh tế xã hội phải ở mức hợp lý và Chính phủ có giải pháp để giữ giá ở mức độ hợp lý.

Trong định hướng và quyết định phê duyệt từ Chính phủ đề ra đã quy định rõ là ngành than sẽ tìm vốn ở nhiều hướng. ví dụ như tìm vốn từ trái phiếu, quốc tế cũng như huy động các nguồn khác…, ông Lâm cho biết.

Theo quy hoạch, sẽ có khoảng 46 nhà máy điện chạy than với tổng trữ lượng than tiêu thụ 77 triệu tấn than, trong đó có khoảng 25 nhà máy sẽ sử dụng than trong nước với khối lượng 29 triệu tấn/năm, và 21 nhà máy sẽ sử dụng than nhập khẩu với tổng khối lượng lên tới 48 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, đến năm 2030, nhu cầu than cho điện sẽ còn tăng hơn gấp đôi. Cụ thể, đến năm 2030, sẽ có khoảng xấp xỉ 70 nhà máy điện than, nhu cầu lượng than cho điện sẽ lên tới trên 160 triệu tấn/năm, trong đó, 24 nhà máy sử dụng than nội địa với khoảng hơn 31 triệu tấn than/năm, số còn lại sẽ dùng than nhập khẩu với khối lượng là 130 triệu tấn/năm.

Với nhu cầu than như vậy, Bộ Công Thương đang triển khai 1 loạt hoạt động. Trong đó, đối với Tập đoàn than khoáng sản đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm các đơn vị nhập khẩu than nước ngoài, chuẩn bị cho công tác nhập khẩu 2015 với vai trò là đơn vị đầu mối đảm bảo than cho điện.

Ngoài ra Bộ công thương đã lập 1 ban chỉ đạo nhập khẩu than, 6 tháng họp 1 lần, đã triển khai 1 số hoạt động như xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khẩu than. Đồng thời lập đề án cung cấp than cho các nhà máy điện, chỉ đạo Tập đoàn nâng cao sản lượng than trong nước. Đặc biệt là giai đoạn sau 2015, đáp ứng tối đa nhu cầu than cho phát triển đất nước.

Các bài viết khác