Tin tức - sự kiện
Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam năm 2020 và 2021
Năm 2020 dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện ngay từ đầu năm và diễn biến phức tạp suốt cả năm. Thiên tai, bão lũ ở miền Trung liên tiếp diễn ra. Thực tế đó đã làm cho thị trường bất động sản ngưng trệ, do đó thị trường vật liệu xây dựng trong đó có gốm sứ xây dựng gặp quá nhiều khó khăn. Có thể nói sau hàng chục năm liên tục phát triển thì năm 2020 ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam đã bị chặn lại đáng kể do dịch bệnh, thiên tai liên tiếp. Dưới đây, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam xin nêu khái quát tình hình phát triển của ngành trong năm 2020.
I. Thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu so với năm 2019
Lượng gạch ốp lát nhập khẩu từ Trung Quốc theo thống kê của Hải quan Việt Nam trong năm 2020 chỉ là 36,21 triệu USD trong khi thống kê từ Hải quan Trung Quốc thì lớn hơn hàng chục lần, cụ thể là 483 triệu USD. Năm 2020, Trung Quốc xếp Việt Nam là nước nhập khẩu gạch ốp lát đứng vị trí số 1 so với tất cả các nước trên thế giới nhập khẩu gạch ốp lát của nước này. Tương tự như vậy, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2020 Việt Nam nhập khẩu sứ vệ sinh từ Trung Quốc là 48,54 triệu USD, trong khi thống kê từ Hải quan Trung Quốc là 265 triệu USD. Trung Quốc xếp Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu sứ vệ sinh Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với gạch ốp lát, trong 265 triệu USD này còn bao gồm cả bồn tắm, phụ kiện sứ vệ sinh, sen vòi, …
Nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam vẫn cần phải soát xét thêm, tuy nhiên một thực tế hiện hữu là việc gian lận thương mại, trốn thuế, nhập lậu từ cư dân biên giới, … là rất lớn.
II. Xu hướng thị trường
Thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới có nhiều thay đổi. Người tiêu dùng ngày càng hướng tới các loại sản phẩm hiện đại hơn, chất lượng và thẩm mỹ cao hơn.
Từ khi công nghệ in kỹ thuật số ra đời đã thực sự đưa ngành sản xuất gạch ốp lát sang một kỷ nguyên phát triển mới. Tuy nhiên, in lưới, in rulo vẫn còn được sử dụng một cách hợp lý để tạo nên hài hòa, hiệu quả nhất trong trang trí bề mặt và phù hợp với thị trường tiêu dùng ở các phân khúc khác nhau.
Việc trang trí hiện nay rất đa dạng, ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu thị trường, từ in hoa văn tự nhiên, in kim loại đường nét tự nhiên, tạo hiệu ứng sugar, thấm muối tan, mài bóng bề mặt đến tạo nhám bề mặt, …
Việc xuất hiện phương pháp tạo hình bằng ép băng tải đã tạo ra các loại sản phẩm khổ lớn, gọi là tấm gốm dạng đá có kích thước chiều rộng tới 1,2m, 1,4m, 2,4m, … với chiều dài đạt tới 4m đã đưa ngành gạch ốp lát tới đỉnh cao phát triển. Việc điều chỉnh phối liệu phù hợp đã tạo ra sản phẩm gốm tấm lớn không chỉ để ốp lát mà còn sử dụng vào làm đồ gia dụng như cánh cửa, cánh tủ, mặt bàn bếp, bàn ăn, đồ nội thất, …
Công nghệ phát triển thì thiết bị phát triển theo. Gạch ốp lát với sản phẩm của nó ngày càng đem đến tính thời trang trong đời sống cũng như là đối tượng không giới hạn trong sự khám phá của con người.
Tấm gốm dạng đá xuất hiện từ Ý, nơi có công nghệ nguồn nhưng lại bùng phát ở Trung Quốc. Nếu năm 2018 gạch gốm tấm lớn dạng đá xuất hiện ở Trung Quốc với một số ít dây chuyền thì đến năm 2019 đã xuất hiện tới 45 dây chuyền, và hiện tại đã có khoảng 100 dây chuyền với sản lượng hàng trăm triệu m2. Đây là loại sản phẩm mới, có độ dày tối thiểu từ 3mm.
III. Những biến động có thể xảy ra
Áp thuế của Mỹ đối với gạch ốp lát Trung Quốc
Nước Mỹ một năm nhập khẩu hàng trăm triệu USD gạch ốp lát từ Trung Quốc. Do quan hệ thương mại Trung – Mỹ nên chính quyền tổng thống Trump đã đánh thuế bán phá giá đối với gạch ốp lát Trung Quốc nên gạch ốp lát Trung Quốc đã cơ bản rút khỏi thị trường Mỹ. Ví dụ quý I/2019 Trung Quốc còn xuất khẩu gạch ốp lát vào Mỹ đạt giá trị 118.266.782 USD thì quý I/2020 chỉ còn 2.675.919 USD, giảm tới 97,7%. Hiện nay chính quyền Biden vẫn chưa có thay đổi gì với thương mại Trung – Mỹ.
Vậy với thị trường lớn nhất là Mỹ bị mất thì Trung Quốc sẽ làm gì với thị trường khu vực châu Á, nhất là với Việt Nam?
Như đã nêu ở trên, năm 2020 Hải quan Trung Quốc đưa ra thống kê giá trị gạch ốp lát xuất sang Việt Nam là 483 triệu USD, đứng đầu thị trường xuất khẩu gạch ốp lát Trung Quốc. Như vậy gạch ốp lát Trung Quốc đã chiếm tới 20% trên thị trường Việt Nam. Áp lực rất lớn cho gạch ốp lát Việt Nam.
IV. Thống kê về tình hình xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng năm 2020
Từ những thông tin thống kê về xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể lựa chọn để đẩy mạnh hoặc tiếp cận những thị trường phù hợp trước mắt, trong ngắn hạn hoặc định ra các thị trường chiến lược.
(Xem chi tiết trên tạp chí Gốm sứ xây dựng số 110)
- Vụ kiện giữa Torrecid Việt Nam và Công ty KS và VLXD Trung Nguyên
- Chính phủ Indonesia đánh thuế chống bán phá giá 17% đối với sản phẩm gạch men
- EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với gạch men từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ
- Tăng thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng từ 10 đến 30%
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gạch ốp lát thế giới
- Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gốm sứ xây dựng Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021
- Viglacera chuyển mình tăng tốc trong đại dịch
- Thị trường thiết bị vệ sinh vàng thau lẫn lộn
- Thị trường gạch ốp lát Hàng nội vẫn chiếm ưu thế
- Tổng Công ty Viglacera 47 năm không ngừng phát triển lớn mạnh
- Danh sách các FTA Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia
- Công ty Gạch Granit Nam Định khánh thành dây chuyền sản xuất gạch granit cao cấp
- TTC bứt phá trở thành top 2 doanh nghiệp VLXD tăng trưởng nhanh nhất VN 2021
- Công ty CMC vươn lên trong đại dịch Covid
- Tập đoàn Vitto: Ấn tượng thương hiệu quốc gia Việt Nam
- Viện Vật liệu xây dựng: Đơn vị nghiên cứu đầu ngành vượt khó
- Đồng Tâm Group khai trương Trung tâm giới thiệu sản phẩm mới tại Pleiku
- Viglacera khai trương Eurotile Center Nam Định
- TOKO Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu gạch ốp lát thế giới năm 2019 2020
tin nổi bật
- Vụ kiện giữa Torrecid Việt Nam và Công ty KS và VLXD Trung Nguyên
- Chính phủ Indonesia đánh thuế chống bán phá giá 17% đối với sản phẩm gạch men
- EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với gạch men từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ
- Tăng thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng từ 10 đến 30%
- Viglacera mua lại Bạch Mã, đổi tên thành Nhà máy Viglacera Mỹ Đức 2
- Catalan đánh dấu 15 năm hình thành và phát triển với BST Centurion 100
- Mikado tổ chức lễ đốt lửa lò nung vận hành dây chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp tại Thừa Thiên Huế
- VIBM ban hành các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật về vật liệu xây dựng